Bộ sách “Shoe Book” – những câu chuyện nhân văn dịp Giáng sinh

Bộ sách “Shoe Book” – những câu chuyện nhân văn dịp Giáng sinh

Nguyễn Việt Long
Thứ Năm, 30/12/2021
Nội dung bài viết

Đôi giày Ba-lê (1936)

“Đôi giày Ba-lê” là câu chuyện của Pauline, Petrova và Posy. 3 em bé mồ côi được cụ Gum tốt bụng nhận nuôi, sau đó cụ giao các bé cho cô Sylvia và vú Nana nhiệm vụ dạy dỗ các em rồi lên đường, tham gia một chuyến hải trình dài. Vì muốn giúp đỡ cô Sylvia trong quãng thời gian chờ cụ Gum trở về, 3 chị em đã gia nhập Học viện Đào tạo và Biểu diễn Sân khấu Thiếu nhi.

Tại đây, mỗi em đã khám phá cũng như luyện tập chăm chỉ để theo đuổi ước mơ của mình: Pauline muốn trở thành diễn viên, Petrova muốn trở thành một nữ phi công, còn Posy thì đam mê khiêu vũ. 

Đôi giày Trượt băng (1951)

Đôi giày Trượt băng” là câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính là Harriet và Lalla. 2 cô bé có hai hoàn cảnh sống hoàn toàn khác nhau. Harriet sống trong một gia đình tuy khó khăn nhưng lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng vì Harriet có bệnh nên đôi chân yếu ớt và không thể đến trường, bác sĩ chữa bệnh cho Harriet đã khuyên gia đình nên đưa cô bé đến sân trượt để rèn luyện đôi chân. Việc học trượt băng đối với Harriet quả là rất khó khăn, nhưng rất may, Harriet đã gặp Lalla, cô bạn cùng tuổi được học trượt băng từ nhỏ chỉ dẫn.

Sách “Đôi giày Trượt băng“. Ảnh: Tân Việt

Trong thời gian dạy trượt băng cho Harriet, thầy giáo Max Lindblom đã nhận ra tài năng tuyệt vời của Harriet và muốn giúp cô bé phát triển tài năng đó của mình. Chỉ vì hiểu lầm mà Lalla đã giận bạn mình và chút nữa thì tình bạn của hai cô bé bị tan vỡ. Liệu tình bạn đó có được hàn gắn lại?

Đôi giày Sân khấu (1944)

Sorrel, Mark và Holly là những đứa trẻ đã mồ côi mẹ, còn cha của các em là một lính hải quân và hiện đang mất tích trong khi chiến đấu. Các em được gửi đến sống với bà ngoại ở London (Anh quốc). Sau khi đến London, bà ngoại đã ghi danh cho các em được vào học tại Học viện Đào tạo Sân khấu và Biểu diễn Khiêu vũ Thiếu nhi.  

Bộ sách thuộc bản quyền của Cty CP Văn hóa và Giáo dục Tân Việt cùng Nhà xuất bản Văn học cấp phép xuất bản. Ảnh: Tân Việt
Bộ sách thuộc bản quyền của Cty CP Văn hóa và Giáo dục Tân Việt cùng Nhà xuất bản Văn học cấp phép xuất bản. Ảnh: Tân Việt

Thoạt đầu, ý nghĩ về việc học tại Học viện không hề khiến các em thấy thích thú và háo hức, nhưng theo thời gian, các em dần lớn lên và tận hưởng trải nghiệm được đứng trên sân khấu, điều này khiến các em thêm yêu thích và gắn bó với Học viện hơn.

Đôi giày Tennis (1937)

4 đứa trẻ tài năng có mái tóc đỏ nhà Heath gồm Jim, Susan, Nicky và David cùng gia đình sống ở ngoại ô London (Anh quốc). Jim đặc biệt giỏi bơi lội, David hát hay, Susan thông minh trong học tập và xinh đẹp nhất nhà, còn Nicky thì hơi lười biếng và bướng bỉnh nhưng lại gây bất ngờ vì em mới chính là người đạt được thành tích cao nhất trong môn quần vợt.

Sách “Đôi giày Tennis“. Ảnh: Tân Việt
Sách "Đôi giày Tennis". Ảnh: Tân Việt

Một ngày nọ, ông nội nhìn thấy cặp song sinh Jim và Susan đang chơi tennis và nhận thấy chúng cũng có khả năng. Ông đề nghị chúng tham gia một câu lạc bộ. Ông nội nảy ra ý tưởng về ngôi nhà tennis, là một hộp tiết kiệm dùng vào việc mua vợt và trang phục tennis. Những đứa trẻ rất hào hứng luyện tập.

Đôi giày Rạp xiếc (1938)

“Đôi giày Rạp xiếc” là cuốn sách xoay quanh câu chuyện của 2 em nhỏ mồ côi là Peter và Santa. Sau khi cha mẹ qua đời vì gặp tai nạn, các em đến ở với người bác gái Rebecca. Nhưng một thời gian sau bác gái cũng qua đời. Trước nguy cơ bị gửi đến hai trại trẻ mồ côi khác nhau, các em đã liều lĩnh bỏ trốn để đi tìm người chú chưa từng một lần gặp mặt của mình, chỉ với vài dòng thông tin được ghi trên chiếc thiệp Giáng sinh, có tên chú và tên đoàn xiếc của chú.

Sách “Đôi giày Rạp xiếc“. Ảnh: Tân Việt
Sách "Đôi giày Rạp xiếc". Ảnh: Tân Việt

Dù vượt qua nhiều khó khăn để tìm thấy chú Gus và đoàn xiếc Cob nhưng câu chuyện không dừng lại đó. Đoàn xiếc Cob thật sự là một thế giới hoàn toàn mới lạ với các em. Và chú Gus chỉ đồng ý giữ cả hai ở lại nếu các em trở thành người có ích.

Đôi giày Khiêu vũ (1957)

Hilary là một cô bé vui tính, em múa rất đẹp và dường như có tài năng thiên bẩm với bộ môn này. Rachel là một cô bé tình cảm nhưng lầm lỳ và ít nói. Sau khi mẹ qua đời, Rachel và em gái nuôi Hilary được chuyển đến sống với bác Cora. Vì mở một trường dạy khiêu vũ ở London (Anh quốc) nên bác Cora quyết tâm muốn biến cả hai đứa trẻ thành thành viên trong đoàn múa của mình.

Sách Đôi giày Khiêu vũ. Ảnh: Tân Việt
Sách "Đôi giày Khiêu vũ". Ảnh: Tân Việt

Tuy nhiên, Rachel chẳng những không thích khiêu vũ mà em còn không muốn để cho Hilary trở thành một trong những kỳ quan nhỏ của bác Cora. Đó phải chăng là sự ích kỷ, đố kị của Rachel với Hilary, hay là còn một nguyên nhân sâu xa nào khác? 

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết