Lan tỏa tình yêu đọc sách cho trẻ

Lan tỏa tình yêu đọc sách cho trẻ

Nguyễn Ly
Thứ Hai, 22/11/2021
Nội dung bài viết

Cha mẹ cần dành thời gian đọc sách cùng con, lựa chọn tác phẩm phù hợp độ tuổi là những vấn đề tác động trực tiếp tới thói quen đọc sách của trẻ nhỏ.

“Phong tục ‘chôn sách’ (chôn những cuốn cũ nát, không còn giá trị sử dụng) của người Do Thái bắt nguồn từ quan niệm sách có linh hồn và mong muốn lưu giữ giá trị của tri thức. Người Do Thái cũng tổ chức ‘lễ hôn sách’ đối với trẻ em tròn 1 tuổi bằng cách nhỏ mật ong lên bìa để bé hôn vào đó. Phong tục này giúp trẻ nhỏ thấy được sự ngọt ngào từ sách”, bà Nguyễn Kim Thoa - CEO Tân Việt Books - mở đầu như vậy trong talk show online với chủ đề “Cha mẹ làm gì khi con chưa chịu đọc sách?”.

Cũng bàn về chủ đề xây dựng, nuôi dưỡng thói quen và tình yêu đọc sách cho trẻ, chiều 20/11, hội thảo online “Nuôi dưỡng tình yêu đọc sách cho con” của người truyền cảm hứng văn hóa đọc, nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương đã diễn ra qua nền tảng Zoom, thu hút đông đảo phụ huynh có con em nhỏ tuổi tham gia.

Vai trò của sách đối với trẻ nhỏ

Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, tạo dựng tình yêu cuộc sống từ những điều đẹp đẽ, giản dị. Trẻ nhỏ nếu có thói quen đọc, khi lớn lên sẽ tự tìm đến sách mà không cần bất cứ tác động nào. Đây cũng chính là nội dung được bàn xuyên suốt talk show của bà Nguyễn Kim Thoa - CEO Tân Việt Books, người có nhiều năm làm công tác phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Theo bà Kim Thoa, đọc sách giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo, sự tự tin khi giao tiếp, thuyết trình. Nếu không có lượng thông tin, kiến thức tích lũy từ sách, bạn nhỏ khó chia sẻ, cởi mở trong học tập cũng như cuộc sống.

“Bên cạnh đó, đọc sách còn là tiền đề để trẻ phát triển trí tưởng tượng. Với một cuốn truyện, các bé sẽ có thể tưởng tượng ra nội dung, diễn biến vì được hòa mình vào câu chuyện đó. Khả năng tư duy từ đó sẽ được hình thành”, CEO Tân Việt Books nói.

Ở nhiều vùng, miền trên thế giới, người ta đề cao vai trò của sách và cho rằng đọc sách không chỉ giúp phát triển trí tuệ, mà còn mang lại nhiều lợi ích trong giai đoạn trưởng thành.

Chủ đề này cũng được bàn đến trong hội thảo online “Nuôi dưỡng tình yêu đọc sách cho con” của người truyền cảm hứng văn hóa đọc Nguyễn Quốc Vương.

Trả lời cho câu hỏi “Tại sao cần đọc sách cùng con?”, ông Vương nói việc đọc sách trước hết giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, hỗ trợ quá trình học tập, thúc đẩy tư duy, cảm xúc và biểu đạt của trẻ; rèn luyện khả năng tập trung. Đặc biệt, đọc sách cùng con là hình thức giải trí lành mạnh và sẽ tạo ra điểm kết nối trong giao tiếp gia đình.

Làm thế nào để trẻ đọc sách hiệu quả?

Vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách đã được nhiều diễn giả, người làm công tác phát triển văn hóa đọc bàn đến. Thế nhưng, câu hỏi lớn đặt ra là “Cha mẹ phải làm gì khi con chưa chịu đọc sách?”.

Bà Kim Thoa cho rằng cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc hình thành, khơi gợi thói quen đọc sách của con: “Các bậc phụ huynh phải ý thức được giá trị của việc đọc sách trên bước đường trưởng thành của con, từ ý thức mới đi đến hành động”.

Xây dựng cho con thói quen đọc sách đòi hỏi sự kiên trì trong một thời gian dài. Theo đó, các yếu tố giúp con tìm được tình yêu với sách bao gồm: Chủ động cho con tiếp xúc với sách, lựa chọn sách giúp con theo độ tuổi và sở thích, đọc sách cùng con vào một khoảng thời gian cố định trong ngày....

Đại diện Tân Việt Books cũng cho biết cha mẹ cần tạo sự hứng thú cho trẻ bằng những lời động viên, cổ vũ để con thấy đọc sách mang lại niềm vui. Đặc biệt, chính cha mẹ phải là người có tình yêu với sách trước và mỗi gia đình cũng nên có ngân sách hàng tháng để dành vào việc mua sách mới cho con em mình.

Là cha của ba bạn nhỏ có niềm say mê đọc sách, ông Nguyễn Quốc Vương chia sẻ trong hội thảo online “Nuôi dưỡng tình yêu đọc sách cho con” những bí quyết giúp nuôi dưỡng tình yêu đọc sách cho trẻ.

Để con tìm đến với sách, cha mẹ nên bắt đầu từ đâu? Đó cũng là câu hỏi được đưa ra thảo luận giữa ông Nguyễn Quốc Vương và các bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi nhỏ.

Theo ông Vương, trước hết cần dành thời gian và sự quan tâm để xây dựng kế hoạch cho chiến lược lâu dài này bằng việc tham khảo ý kiến của chuyên gia, người có kinh nghiệm; xây dựng tủ sách trong thư viện và gia đình; tham gia vào các hoạt động khuyến đọc và phát triển cộng đồng yêu sách; sáng lập câu lạc bộ đọc sách…

“Cha mẹ phải có ý thức đối với việc đọc sách và giá trị văn hóa trong đời sống. Có thể đem nội dung sách làm chủ đề cho các câu chuyện thường nhật trong gia đình”, ông Vương gợi ý.

Môi trường đọc sách cho trẻ cũng là yếu tố quan trọng không kém. Cần đảm bảo trẻ đọc sách đúng tư thế, đủ độ sáng và sự yên tĩnh, thuận lợi cho sự tập trung.

“Các tác động ngoại cảnh như mùi hương, không gian trang trí hay một số điểm gợi nhắc đến sách và văn hóa đọc cũng sẽ giúp trẻ hứng thú hơn với từng trang sách”, ông Vương nói thêm.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần có một số “thao tác kỹ thuật” trước, trong và sau khi đọc như: Tìm câu hỏi gợi mở, đưa trẻ vào tình huống bất ngờ, nhắc lại trải nghiệm của trẻ trước khi đọc; vừa đọc vừa hướng dẫn trẻ quan sát, kết hợp trò chơi hay diễn tả bằng điệu bộ, cử chỉ; hoặc thảo luận sau mỗi giờ đọc sách cùng gia đình.

Theo Zingnew

Viết bình luận của bạn
Bình luận (5)
binh-luan

A ĐOÀN

01/12/2021

tyygggggggbsjjfdsf

binh-luan

Sapo Test

29/11/2021

8jhhgj

binh-luan

Sapo Test

29/11/2021

kjhhjk

binh-luan

Sapo Test

29/11/2021

fdsfdsfdf

binh-luan

Sapo Test

29/11/2021

fdsdsfsdsff

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết