7 bí kíp dạy con trong độ tuổi tiểu học mà cha mẹ không nên bỏ qua

7 bí kíp dạy con trong độ tuổi tiểu học mà cha mẹ không nên bỏ qua

Hà Thị Phương Thảo
Thứ Sáu, 27/10/2023
Nội dung bài viết

 

Là cha mẹ, ai cũng mong con mình trở thành đứa con ngoan, thông minh, tài giỏi và có khả năng tự lập. Hơn nữa, sự phát triển của con cái cũng phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp nuôi dạy con đúng cách của phụ huynh. Đó là lý do cách dạy con ngoan, thông minh từ nhỏ luôn được các bậc phụ huynh quan tâm tìm hiểu.

Khi con là học sinh tiểu học, con đã dần sẵn sàng hơn cho việc độc lập. Tuy nhiên, trẻ cũng còn gặp một số khó khăn. Khi trẻ gặp khó khăn với những nhiệm vụ quan trọng, cha mẹ cần khen ngợi và khuyến khích để trẻ làm tốt việc của mình, đó là một cách dạy con ở tuổi tiểu học đấy.

 

Bí quyết nuôi dạy con trong độ tuổi tiểu học

Bí quyết nuôi dạy con trong độ tuổi tiểu học

7 bí quyết nuôi dạy trẻ trong độ tuổi tiểu học 

Hãy để con tự lập

Trong khi con ở những năm đầu tiểu học, hãy dạy bé tự giác dậy, vệ sinh cá nhân, chuẩn bị đồ dùng học tập. Độ tuổi đầu những năm tiểu học, trẻ nên được phân công công việc nhà. Chính sự nuôi dưỡng đó sẽ giúp trẻ ngay từ nhỏ đã tự lập.

Rèn luyện cho trẻ thói quen đọc sách

Đọc sách là thói quen mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của con. Khi được rèn luyện thói quen này, con sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức, có tinh thần tự học và tư duy phát triển tốt hơn. Vì vậy trong các phương pháp dạy con thông minh, bố mẹ hãy rèn luyện cho con thói quen đọc sách từ nhỏ. Bản thân bố mẹ cũng nên là người thường xuyên đọc sách để con học theo và lan truyền cảm hứng đọc sách cho con.

Đọc sách cùng bé

Đọc sách cùng bé

Khuyến khích trẻ tập thể dục

Đây là một cách dạy con thông minh đồng thời cũng giúp cải thiện sức khỏe thể chất cho bé. Các hoạt động thể dục thể thao với các bài tập đơn giản không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn giúp phát triển trí thông minh của trẻ. Cụ thể, các bài tập vận động sẽ giúp điều hòa lượng máu lên não, tái tạo tế bào não. Từ đó giúp tăng cường hoạt động não bộ, tinh thần minh mẫn, lạc quan hơn. Vì vậy, bố mẹ nên khuyến khích con trẻ thường xuyên vận động, rèn luyện thể dục, thể thao. Bố mẹ có thể cùng con đi bộ, tập các bài vận động đơn giản, chơi đùa ngoài trời cùng con… Việc này sẽ giúp con cảm thấy thích thú với các hoạt động thể chất hơn.

Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc thường xuyên

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra âm nhạc có tác dụng giúp phát triển trí nhớ, sự tập trung. Âm nhạc còn giúp giảm thiểu căng thẳng và tăng động lực học tập. Vì vậy, đối với phương pháp dạy con thông minh này, cha mẹ hãy cho con tiếp xúc với âm nhạc từ sớm và khuyến khích con học chơi một số nhạc cụ như trống, piano, sáo…

Hạn chế cho bé sử dụng điện thoại và máy tính bảng

Dạy con sử dụng các thiết bị điện tử đúng giờ giấc là một việc vô cùng quan trọng trong thời đại công nghệ như hiện nay. Khi sử dụng điện thoại, máy tính bảng quá nhiều, trẻ sẽ dần trở nên thụ động và mất đi thời gian để thực hiện các hoạt động tốt cho sự phát triển của não bộ như: vui chơi, giao lưu, đọc sách,… Chưa kể việc sử dụng điện thoại, máy tính bảng quá nhiều còn gây hại cho mắt và khiến trẻ có tư duy lệch lạc khi tiếp thu các chương trình không phù hợp. Do đó, cha mẹ nên lưu ý cần phải giám sát chặt chẽ nội dung cũng như thời gian mà con sử dụng sử dụng điện thoại và máy tính bảng. 

Nuôi dưỡng, phát triển sự sáng tạo của trẻ

Tính sáng tạo không chỉ là thiên bẩm mà còn có thể được rèn luyện, phát triển qua quá trình nuôi dưỡng từ thời thơ ấu. Cụ thể, phương pháp dạy con thông minh sáng tạo gồm các hoạt động liên quan đến văn học, âm nhạc, nghệ thuật từ nhỏ. Bố mẹ có thể chuẩn bị các công cụ như giấy, màu vẽ, đất nặn… để con thỏa sức sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật theo cách riêng của mình.


Dành thời gian ở bên và chia sẻ cùng con

Xã hội càng xô bồ thì mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái càng có ít thời gian dành cho nhau.

Thay bằng việc gạt phăng mọi ý kiến của con hay quát mắng con, ba mẹ hãy lắng nghe hết tất cả mong muốn, chủ kiến của con, sau đó mới đưa ra ý kiến phản đối, và giảng giải cho con hiểu nguyên nhân. Với cách giải quyết như thế, các xung đột trong gia đình được hạn chế tối đa.

Điều này không chỉ dạy con cách tôn trọng người khác, mà còn dạy con cả những kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng kiềm chế cảm xúc,… Con không chỉ vận dụng được những kỹ năng đó trong gia đình mà còn ứng dụng được cả ngoài xã hội. Bố mẹ hãy học cách mẹ Nhật dạy con bởi những phương pháp đó rất hiệu quả.

Dành thời gian cho bé

Dành thời gian cho bé

 

Lời kết

Giai đoạn tiểu học là giai đoạn tâm lý trẻ có nhiều vấn đề khiến cha mẹ khó nắm bắt và thấu hiểu được những suy nghĩ, cảm xúc. Trẻ tiểu học trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi hoặc có thể hơn là giai đoạn chuyển tiếp từ thời thơ ấu sang thời niên thiếu. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và hình thành nhân cách của trẻ. Trong độ tuổi này, trẻ đã có thêm nhiều mối quan hệ xã hội mới, từ đó xuất hiện nhiều cảm xúc và tâm lý mới. Do đó, cha mẹ nên nắm bắt rõ tâm lý của trẻ để có phương pháp dạy dỗ tốt nhất, giúp trẻ hình thành được tính cách tốt.

Với mong muốn giúp trẻ phát triển toàn diện cả về năng lực và phẩm chất đạo đức, Tân Việt Books kết hợp với Nhà xuất bản Mỹ Thuật cho ra mắt bộ sách “Nhật ký trưởng thành cho học sinh tiểu học”. Bộ sách “Nhật kí trưởng thành cho học sinh tiểu học” bao gồm 8 cuốn là 8 bài học về đạo đức: Hiếu thảo, yêu thương, dũng cảm, độc lập, kiên trì, nỗ lực, tích cực, chăm chỉ. Bộ sách là lựa chọn cần thiết cho các phụ huynh đang có con trong độ tuổi tiểu học. 



 

 

Bộ sách 8 cuốn “Nhật kí trưởng thành cho học sinh tiểu học” 

Bộ sách 8 cuốn “Nhật kí trưởng thành cho học sinh tiểu học”




 

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết